Nội dung bài viết
- 1 Nếu là người mới học bơi hoặc muốn tìm hiểu về bộ môn này, huấn luyện viên thường sẽ dạy bạn kỹ thuật bơi ếch. Đây gần như là kiểu bơi đơn giản nhất, nhưng cũng không dễ để nhuần nhuyễn chỉ sau một vài buổi học.
- 1.1 Kỹ thuật bơi ếch cơ bản.
- 1.2 Một số lỗi sai thường gặp trong kỹ thuật bơi ếch và cách khắc phục.
- 1.2.1 Không thả lỏng khi bơi và cảm nhận nước.
- 1.2.2 Thở sai cách.
- 1.2.3 Không thả lỏng cổ và vai trong lúc vươn lên lấy hơi.
- 1.2.4 Không co chân mà duỗi thẳng đầu gối và bắp chân.
- 1.2.5 Không khép thẳng chân, không úp lòng bàn chân vào nhau.
- 1.2.6 Ngước đầu nhìn về phía trước đường bơi sau khi lấy hơi.
- 1.2.7 Quạt tay sai cách.
Nếu là người mới học bơi hoặc muốn tìm hiểu về bộ môn này, huấn luyện viên thường sẽ dạy bạn kỹ thuật bơi ếch. Đây gần như là kiểu bơi đơn giản nhất, nhưng cũng không dễ để nhuần nhuyễn chỉ sau một vài buổi học.
Với các trạng thái nổi/chìm trong nước, bơi ếch giúp rèn luyện rất nhiều các nhóm cơ như tay, vai, cổ. Tuy kiểu bơi này yêu cầu tốc độ thấp hơn so với bơi sải nhưng nó phù hợp với nhu cầu tập thể dục hằng ngày, giúp bạn vận động cơ thể nhẹ nhàng. Trong bài viết lần này chúng tôi chia sẻ đến bạn những lưu ý cần nhớ về kỹ thuật bơi ếch cho người mới bắt đầu cũng như lỗi sai thường gặp và cách khắc phục.
Kỹ thuật bơi ếch cơ bản.
Khởi động cơ thể kỹ lưỡng trước khi bắt đầu.
Khi tập bơi, một số người thường bỏ qua bước này hoặc chỉ khởi động sơ sài, “cho có” như chạy quanh hồ vài vòng. Điều này chưa đủ để làm nóng các nhóm cơ trong cơ thể chúng ta. Do đó, không ít trường hợp gặp tình trạng chuột rút trong khi bơi và một số sự cố khác có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy bạn hãy khởi động cơ thể một cách kỹ lưỡng hơn với những động tác đơn giản mà chúng ta đã được học khi còn ngồi trên ghế nhà trường như xoay cổ tay cổ chân, xoay vai. Đồng thời bạn cũng có thể thực hiện các tư thế giãn cơ trong phần này. Tốt hơn hết hãy dành hẳn 10 phút cho bước khởi đầu quan trọng này!
Duy trì tư thế đúng trong suốt quá trình bơi.
Bạn cần chú ý duy trì tư thế đúng trong quá trình tập bơi nói chung và kỹ thuật bơi ếch nói riêng. Cụ thể, luôn luôn giữ phần đầu hướng theo một đường thẳng về phía trước cùng với cơ thể. Cần giữ cho vai, chân và hông ngang nhau hết mức có thể nhưng hơi chúi người xuống để đảm bảo lúc quạt/ đá nước nhằm đẩy người về phía trước chân vẫn chìm dưới nước thay vì nổi lên. Bạn cũng nên lưu ý giữ chân cao gần chạm mặt nước, hơi thẳng so với cơ thể chứ không phải buông thõng xuống.
Những động tác của tay.
Trong quá trình tập bơi ếch, cần nhớ nguyên tắc với tay “chẻ nước – xé nước”, có thể hình dung nguyên tắc này tương tự như khi đang mở một cánh cửa bằng hai tay. Sau đó lúc bắt đầu bơi hai tay sẽ chắp vào và lần lượt mở ra và quạt mạnh về hai bên. Điều quan trọng cần nhớ, không nên quạt tay quá rộng sẽ làm cho thể lực giảm, nhanh bị đuối sức. Cần nhớ lực đẩy giúp bạn di chuyển xa hơn không tập trung nhiều ở tay mà là chân. Ngoài ra khi quạt tay sẽ chìm xuống mặt nước nhưng không được quá sâu, hạn chế tối đa nhấc cùi chỏ lên quá cao bởi nó gây khó khăn và nhanh mỏi hơn trong lúc bơi.
Chú ý cử động của chân.
Không giống như bơi sải, kỹ thuật bơi ếch tập trung vào việc đá hơn là vẩy chân, hai chân của bạn cần để thấp hơn hông một chút. Vì trong bài tập này, hầu như toàn bộ lực đẩy giúp bạn tiến về phía trước là do đôi chân nên nếu bạn muốn bơi với tốc độ nhanh hơn, có thể đạp mạnh hơn theo hướng vòng tròn về phía sau. Tuy nhiên việc này sẽ khiến cho chân nhanh mỏi và khó duy trì được tư thế đúng. Hai chân sẽ cùng quay lại vị trí ban đầu khi đá lên, bạn cố gắng đừng để một trong số chúng co về trước so với chân còn lại nhé!
Kỹ thuật hít thở trong bơi ếch.
Hít thở là một trong những kỹ thuật quan trọng nhất khi bơi ếch. Có rất nhiều người hít thở không đúng cách sau đó dẫn đến tức ngực, khó thở, phổi nhói rất khó chịu và nguy hiểm. Bạn cần chú ý điều chỉnh hơi thở một cách chậm rãi, không quá gấp gáp hoặc quá mạnh. Bí quyết, hơi hé miệng khi thở có thể sẽ dễ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Khi ngụp xuống nước không nên áp dụng nguyên tắc thở ra bằng mũi và hít vào bằng miệng lúc ngoi lên. Điều quan trọng, bạn không cố nhấc đầu lên mà hãy thả lỏng, để nó tự nhiên bằng cách nâng vai sao cho khi ngoi lên, cằm của bạn vẫn còn chìm trong nước. Nếu nâng đầu thay vì sử dụng phần vai để ngoi lên sẽ dẫn đến đau lưng và lâu dần sẽ thành thói quen có hại.
Một số lỗi sai thường gặp trong kỹ thuật bơi ếch và cách khắc phục.
Không thả lỏng khi bơi và cảm nhận nước.
– Việc thả lỏng giúp cơ bắp được hồi phục, thư giãn khiến cơ thể bạn nhẹ nhàng và dễ nổi hơn. Nếu bạn quá gồng sẽ khiến cảm giác mệt mỏi, đuối sức đến nhanh hơn. Cảm nhận nước và thả nổi là các bước căn bản quan trọng cho người bắt đầu học bơi.
– Khắc phục: Thả lỏng hoàn toàn sau khi sự dụng lực trong lúc thực hiện các động tác kỹ thuật của tay, chân và lướt đi.
Thở sai cách.
– Lỗi thường mắc phải: Nín thở lúc dưới nước, phun nước trong miệng rồi hít hơi khi đầu ngoi lên mặt hồ bơi, hoặc thở dưới nước quá mạnh dẫn đến hết hơi không nổi người lên được.
– Cách khắc phục: Hít hơi bằng miệng và thở nhẹ hoàn toàn trong nước qua mũi kết hợp phùng má khép môi, hổi hết không khí ở miệng ra trong lúc thở.
Lưu ý: Khi kéo nước để ngoi đầu lấy hơi, bạn cần thả lỏng vai và cổ để việc lấy hơi diễn ra nhẹ nhàng.
Không thả lỏng cổ và vai trong lúc vươn lên lấy hơi.
– Điều này không những khiến cơ thể không lấy hơi được mà còn hao tổn sức lực.
Không co chân mà duỗi thẳng đầu gối và bắp chân.
– Đây là lỗi khá phổ biến khiến việc đẩy cơ thể đi xa trở nên khó khăn, đồng thời tạo áp lực lớn lên phần hông và bạn không thể nổi lên hoặc kéo tay lấy hơi.
– Cách khắc phục: Khi gập chân phải đảm bảo phần bắp và cẳng chân gập sát vào nhau, điều chỉnh vị trí bàn chân sát bằng mông của bạn, bắp đùi vuông góc với thân người..
Không khép thẳng chân, không úp lòng bàn chân vào nhau.
– Đây là lỗi sai làm giảm đáng kể tốc độ khi bơi ếch, khiến bạn khó khăn khi lướt về phía trước.
– Khắc phục: Sau khi đẩy lòng bàn chân lùi về phía sau theo hình chữ V đồng thời giữ thẳng đầu gối để ép mạnh hai chân sát lại với nhau, duỗi thẳng và úp hai lòng bàn chân vào nhau trong quá trình ép chân cho đến khi các ngón chạm vào nhau.
Ngước đầu nhìn về phía trước đường bơi sau khi lấy hơi.
– Đầu luôn ngước nhìn về phía trước trong suốt quá trình bơi chiếm diện tích cản nước lớn dẫn đến tình trạng đau khớp cổ và gây áp lực lớn phần thân sau. Từ đó khiến cơ thể khó nổi lên hoặc tạo tư thế thân không thẳng.
– Cách khắc phục: Đầu chỉ hơi ngước và vươn lên mặt nước để lấy hơi sau đó lại gập thẳng xuôi theo lưng, mắt nhìn thẳng xuống đáy hồ trong lúc đạp chân và lướt đi.
Quạt tay sai cách.
Bàn tay đập bắn nước mỗi khi thực hiện kéo nước lấy hơi thay vì quạt nước sẽ khiến bạn hao tốn nhiều sức lực ảnh hưởng đến hiệu suất bơi. Nguyên nhân là do không thực hiện bước tỳ nước hoặc tỳ nước không đúng cách.
– Cách khắc phục: Quạt tay khi bàn tay nổi cách mặt nước 10cm, không để chúng nổi ra khỏi mặt nước. Sau đó vươn cánh tay, lòng bàn tay mở rộng và thực hiện kéo nước.
Có rất nhiều kỹ thuật bơi ếch khác nhưng nếu bạn là người mới bắt đầu tập bơi, thay vì chú trọng độ dài quãng đường, nên bơi thoải mái cho đến khi cảm thấy đuối sức thì dừng lại nghỉ cho dù chưa đến cuối hồ. Không nên cố gắng gồng hết sức bơi đến cuối vì khi cơ thể quá mỏi mệt, cạn kiệt sức lực thì sẽ rất nguy hiểm.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi. Để cập nhật những thông tin mới nhất các bạn vui lòng truy cập website https://www.thethaothientruong.vn/. Xin cảm ơn !