DANH MỤC

Hướng dẫn kỹ thuật chạy bền cho người mới tập chuẩn xác nhất

Lượt xem: 3686 - Ngày:

Các kỹ thuật chạy bền được chúng tôi chia sẻ dưới đây đều được tham khảo rất kỹ lưỡng từ các Huấn luyện viên điền kinh. Bạn hãy nghiên cứu và áp dụng các kỹ thuật này trong quá trình chạy bền của mình một cách chuẩn nhất !

Chạy bền là một trong những phương pháp chạy bộ rất đơn giản, dành cho nhiều đối tượng khác nhau tập luyện để nâng cao sức khỏe, tăng sức bền, sức dẻo dai tốt nhất. Kỹ thuật chạy bền thực sự không quá phức tạp, trong quá trình chạy bạn cần thực hiện kỹ thuật đúng cách nhằm chạy được lâu nhất, xa nhất mà không bị mất sức. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn kỹ thuật chạy bền cơ bản nhất cho bạn được tổng hợp từ các VĐV điền kinh. Xin mời các bạn tham khảo !

Chạy bền là gì?

Các HLV điền kinh cho biết, chạy bền là hình thức chạy bộ được duy trì với tốc độ vừa phải, ổn định trong suốt quá trình chạy. Theo đánh giá của mọi người, chạy bền đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp cho nhiều đối tượng chạy bộ khác nhau. Khi chạy bền, bạn có thể chạy ở bất cứ nơi đâu cảm thấy thoải mái nhất và chạy vào bất kỳ thời gian nào. Duy trì thói quen chạy bền thường xuyên sẽ giúp bạn nhận được rất nhiều lợi ích cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Bởi vậy, chuyên gia sức khỏe khuyên mọi người nên dành thời gian tập luyện bài tập chạy bền một cách đều đặn.

Hướng dẫn kỹ thuật chạy bền.

Áp dụng kỹ thuật chạy bền đúng cách vừa giúp bạn nâng cao được hiệu quả tập luyện tốt nhất đồng thời vừa giúp bạn bớt bị mất sức trong quá trình tập luyện. Theo VĐV điền kinh, khi tham gia chạy bền bạn cần thực hiện đúng các kỹ thuật chạy bộ cơ bản như sau:

1. Tư thế chạy bền.

Chạy bền đúng kỹ thuật cần bắt đầu với tư thế đứng thẳng, 2 chân vững chãi, cột sống luôn thẳng tự nhiên, mắt nhìn về phía trước và đầu hơi lao nhẹ về phía trước khi chạy bộ.

Khi mới bắt đầu tham gia chạy bền bạn cần chú ý đến bước chạy của mình bởi nó quyết định đến khả năng chạy bền của bạn. Lời khuyên của các chuyên gia có kinh nghiệm, bạn hãy bắt đầu với các bước chạy nhỏ nhằm giúp cơ thể làm quen với cường độ chạy.

Chạy bền đúng kỹ thuật

Chạy bền đúng kỹ thuật

Trong khi chạy bộ bạn có thể tiếp đất bằng gót chân rồi cả bàn chân để không dùng quá nhiều sức vào đôi bàn chân. Hoặc bạn cũng có thể tiếp đất bằng mũi bàn chân nhằm tạo sự chắc chắn cho bắp chân, giúp đôi chân di chuyển linh hoạt hơn và ít tạo ra tiếng động khi chạy bộ. Sau khi cơ thể đã quen với cách chạy bộ này thì bạn sẽ tăng dần tốc độ chạy nhanh lên tùy theo khả năng của mỗi người.

2. Về động tác tay.

Khi chạy bền bạn cần chú ý đến động tác tay phải kết hợp nhịp nhàng với bước chạy. Để thực hiện đúng cách, bạn hãy nắm hờ bàn tay và đánh nhẹ tay trong khi chạy bộ. Trong quá trình chạy bộ, bạn không nên cầm thêm vật dụng gì trên tay để hạn chế tạo sức căng trên cơ tay, bởi nó khiến đôi tay khó vận động và dễ làm tổn thương đôi bàn tay.

Động tác tay kết hợp nhịp nhàng với bước chạy

Động tác tay kết hợp nhịp nhàng với bước chạy

Bí quyết chạy bền giúp bạn không cảm thấy mệt là hãy cầm theo khăn để thấm mồ hôi. Bạn có thể quàng khăn quanh cổ hoặc vắt nó lên vai trong khi chạy bộ. Nếu cảm thấy khó chịu thì bạn có thể đeo túi chạy bộ để cất khăn mà không cảm thấy bất tiện.

3. Kỹ thuật hít thở.

Hít thở đóng vai trò rất quan trọng cho bài tập chạy bền của bạn. Trong khi tập luyện bài tập này, các bạn hãy hít thở thật sâu bằng mũi và thở chậm ra bằng miệng. Sự kết hợp nhịp nhàng giữa hơi thở với nhịp chạy bộ sẽ đem lại hiệu quả tập luyện cao hơn. Bởi vậy bạn hãy chú ý hít thở đúng cách khi chạy bền nhé.

HLV thể dục chia sẻ bạn có thể hít vào 2 hơi ngắn và thở ra 2 hơi ngắn theo nhịp chạy bộ của mình. Ngoài ra, trong từng giai đoạn chạy bền, bạn có thể áp dụng kỹ thuật hít thở cụ thể như sau:

– Khởi động: 3 nhịp hít vào, 2 nhịp thở ra.

– Khi chạy nhanh: 2 nhịp hít vào, 1 nhịp thở ra.

– Khi chạy nước rút: 2 nhịp hít vào, 1 nhịp thở ra, 1 nhịp hít vào rồi 1 nhịp thở ra.

Lưu ý khi chạy bền.

Bên cạnh việc áp dụng đúng các kỹ thuật chạy bền được chia sẻ ở trên, các HLV thể dục khuyên bạn nên lưu ý một số điều sau trong quá trình chạy bộ của mình. Cụ thể những lưu ý này gồm có:

– Sau mỗi tuần hãy tăng mức chạy của mình lên. Nếu bạn tập luyện bằng máy chạy bộ điện thì hãy tăng tốc độ lên một bậc. Nếu chạy bộ ngoài trời, bạn hãy rút ngắn thời gian hoàn tất quãng đường chạy sớm hơn.

– Khi tham gia chạy bền, bạn cần lên kế hoạch thời gian cụ thể cho mình nhằm nhanh chóng đạt được kết quả chạy bộ tốt nhất. Để nắm rõ thời gian chạy bền và nhịp độ tập luyện của mình, bạn hãy đeo chiếc đồng hồ điện tử bên mình.

Cách chạy bền không mất sức.

– Luôn mang nước theo bên người để bổ sung khi cảm thấy khát. Tuyệt đối không được để cơ thể thiếu nước.

– Hãy lựa chọn trang phục thật thoải mái, thoáng mát, đồng thời hãy sắm cho mình đôi giày bền, vừa vặn, dễ dàng di chuyển nhanh chóng khi chạy bền.

Lựa chọn trang phục thích hợp để chạy bền

Lựa chọn trang phục thích hợp để chạy bền

Lời Kết:

Bài viết trên đây đã hướng dẫn cho bạn kỹ thuật chạy bền khá đầy đủ. Hy vọng thông tin bài viết này của Thể Thao AZ sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để tập luyện bộ môn thể dục này đạt kết quả cao. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này ! Xin chào và hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo của chúng tôi !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM