Chạy bộ là bộ môn thể thao được rất nhiều người yêu thích tập luyện bởi được chia sẻ là rất tốt cho sức khỏe. Nhưng chạy bộ tác dụng nhóm cơ nào không phải ai cũng biết. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ chạy bộ sẽ tác động lên những nhóm cơ nào!
Chạy bộ tác dụng nhóm cơ nào?
Chạy bộ là hoạt động Cardio nên khi bạn chạy là toàn bộ cơ thể sẽ hoạt động, phối hợp ăn ý với nhau để bài tập diễn ra hiệu quả nhất. Quá trình chạy bộ sẽ khiến cơ bắp được tác động với những lực khác nhau. Chạy bộ tác dụng nhóm cơ nào? Cụ thể, khi chạy bộ sẽ tác dụng lên từng nhóm cơ sau:
1. Giúp cơ chân chắc khỏe
Để chạy bộ được thì đôi chân phải di chuyển với nhịp bước đều đặn. Chính bởi vậy, cơ chân là nhóm cơ được tác động nhiều nhất khi chạy bộ. Nghiên cứu khoa học cho biết, hoạt động chạy bộ khoảng 5km mỗi ngày diễn ra trong khoảng 30-35 phút sẽ giúp cơ chân phát triển tích cực. Đôi chân của bạn sẽ trở nên chắc khỏe và săn gọn, rắn rỏi hơn.
Đối với các bạn nữ ái ngại về bắp chân to thì hãy duy trì thói quen chạy bộ thường xuyên. Đồng thời, hãy kết hợp tập luyện nhảy dây, bật nhảy nhằm tác động vùng cơ bắp chân được tối ưu nhất.
Chạy bộ đúng cách giúp cơ chân phát triển
2. Phát triển cơ đùi khỏe mạnh
Chạy bộ còn tác dụng nhóm cơ nào nữa? Tất nhiên là cơ đùi tiếp theo rồi. Phần cơ đùi sẽ được tác động rất lớn trong quá trình chạy bộ. Bởi lẽ cơ đùi và cơ chân là các bộ phận giúp nâng đỡ cơ thể, giúp cơ thể giữ được thăng bằng tốt nhất.
Khi chạy bộ, phần đùi sẽ được hoạt động trở nên săn chắc hơn. Lớp mỡ thừa sẽ được chuyển hóa thành năng lượng để phục vụ cho hoạt động tập luyện cũng như hoạt động sống hàng ngày. Chạy bộ đúng cách sẽ giúp bắp đùi của bạn gọn gàng và săn chắc hơn rất nhiều.
3. Nở rộng cơ mông
Chạy bộ cũng có thể giúp cơ mông của bạn săn gọn và nở nang ra rất đáng kể. Thực tế, ngồi nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân khiến cơ mông của bạn bị xệ xuống, nhão ra và không thể căng tròn lên được. Tập luyện thể dục, trong đó có chạy bộ là cách giúp cải thiện vòng 3 trở nên hài hòa, căng tròn và bớt xệ xuống hơn.
Lời khuyên của các chuyên gia thể dục là bạn nên chạy bộ từ 3-4 lần/tuần và mỗi buổi khoảng 60 phút để có thể cải thiện cơ mông. Cùng với đó, hãy kết hợp tập Squat, Lunge để giúp mông tròn đầy, trông quyến rũ hơn.
Chạy bộ tác dụng nhóm cơ mông
4. Tác động lên cơ tay
Khi chạy bộ đúng cách, đôi tay của bạn cần phải vung đúng cách, đúng nhịp. Và điều này sẽ tác động lên cơ tay khá nhiều. Việc đánh tay nhịp nhàng khi chạy bộ là cách giúp tạo thăng bằng cho toàn bộ cơ thể khi chạy, đồng thời kích thích cơ tay phát triển tốt hơn.
Thông qua đó, đôi tay của bạn rắn chắc, gọn gàng và mảnh khảnh hơn. Đối với các anh chị đang lo sợ béo phì thì chạy bộ sẽ giúp bắp tay nhỏ đi trông thấy, hạn chế mỡ thừa, làm đôi tay trông khỏe khoắn lên rất nhiều.
5. Làm săn chắc cơ bụng
Hẳn bạn đã nghe tác dụng của chạy bộ là giảm cân, đốt cháy mỡ thừa. Quả đúng là vậy. Và chạy bộ còn tác dụng lên cơ bụng nữa. Nhờ đó, mỡ thừa vùng bụng được đốt cháy, các múi cơ bụng dần hiện ra rõ hơn. Các chuyên gia thể dục cho biết, nếu bạn áp dụng chạy bộ mỗi ngày tầm 30-60 phút thì vùng cơ bụng sẽ được tác động tối đa, trở nên săn chắc hơn, gọn gàng và lộ rõ 6 múi hơn.
Tập chạy bộ tác dụng nhóm cơ bụng khá rõ rệt
Kinh nghiệm chạy bộ để cơ bắp phát triển an toàn
Nhìn chung, chạy bộ tác động lên toàn bộ các nhóm cơ của chúng ta. Nhưng nếu chạy bọ không đúng cũng sẽ không tác động được nhiều lực lên các nhóm cơ và hiệu quả tập luyện sẽ không cao. Lời khuyên từ các chuyên gia là bạn nên nắm các kinh nghiệm dưới đây để chạy bộ đảm bảo cơ bắp phát triển an toàn. Cụ thể là:
1. Xây dựng lịch tập phù hợp với thể trạng người tập
Dù bạn chạy bộ với mục đích giảm cân hay duy trì sức khỏe thì cũng cần lên lịch tập luyện sao cho hợp lý, khoa học. Kế hoạch tập luyện phải phù hợp với thể trạng, không nên tập quá sức. Trường hợp tập quá sức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây hoa mắt chóng mặt, thậm chí bị chấn thương mà không mang lại kết quả như mong muốn.
Theo HLV Thể dục, khi mới bắt đầu tập chạy bộ bạn có thể duy trì 3-4 buổi/tuần, sau đó tăng dần lên 5-6 buổi/tuần. Nếu thể lực của bạn tốt thì có thể duy trì thói quen chạy bộ hàng ngày là tốt nhất.
2. Cần khởi động giãn cơ trước và sau khi chạy
Dành 5-10 phút giãn cơ, khởi động các khớp trước khi chạy bộ sẽ rất tốt cho quá trình tập luyện của bạn. Điều này sẽ giúp cơ thể và các nhóm cơ được làm nóng lên trước khi tập chạy, sẽ hạn chế bị chấn thương, co cứng cơ khi đang chạy bộ.
Cùng với đó, bạn cũng cần thả lỏng người, thực hiện các bài tập giãn cơ sau khi chạy bộ. Hoạt động này sẽ giúp nhịp tim của bạn trở về mức ổn định, hạn chế đau nhức, căng cứng cơ.
Nên khởi động làm nóng cơ thể trước khi chạy bộ
3. Mặc trang phục thoải mái
Lựa chọn trang phục phù hợp, thoải mái sẽ tác động rất lớn đến hiệu quả chạy bộ của bạn. Theo đó, vào mùa hè bạn nên mặc những bộ quần áo thoáng mát, có độ co giãn tốt và thấm hút mồ hôi. Nếu chạy bộ vào mùa đông, bạn cần mặc quần áo thể thao dài tay và kết hợp mặc áo gió nhằm giữ ấm cho cơ thể.
Ngoài ra, khi chạy bộ bạn cũng cần đầu tư đôi giày chất lượng, đi êm chân và vừa vặn.
Vậy là, thông qua bài viết này bạn đã biết chạy bộ tác dụng lên nhóm cơ nào rồi chứ? Mong rằng kiến thức chia sẻ này sẽ giúp bạn biết áp dụng bài tập chạy bộ sao cho phù hợp với mong muốn phát triển cơ bắp của bản thân. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!