DANH MỤC

Nhảy dây có bị to chân không? Thực hiện đúng cách có lợi ích gì?

Lượt xem: 1547 - Ngày:

Nhảy dây không chỉ là trò chơi tuổi thơ quen thuộc. Đây thực chất là dạng bài tập cardio mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và vóc dáng không thua kém chạy bộ. Tuy nhiên một số người vẫn hoài nghi về điều này và tự đặt câu hỏi: Nhảy dây có bị to chân?

Mỗi một động tác khi nhảy dây đòi hỏi lực tác động đồng thời lên tất cả các bộ phận cơ thể như chân, đùi, ngực, eo… Tuy nhiên, chân là vị trí chịu tác động lực nhiều nhất khi tập luyện. Vậy nhảy dây có bị to chân?

Nhảy dây và thực hư chuyện to chân

Giống như thói quen chạy bộ, khi nhảy dây, phần chân cũng chịu áp lực rất nhiều. Vì vậy, nhiều người quy chụp và cho rằng bài tập này khiến chân ngày càng to ra. Thực hư chuyện này như thế nào? Suy nghĩ này có đúng không?

Câu trả lời là có nhưng chưa đầy đủ. Chân to là do nhảy dây sai kỹ thuật. Thậm chí, điều này còn ảnh hưởng không tốt đến tình trạng sức khỏe của bạn. Ngược lại, nếu bạn nhảy dây đúng cách kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học lành mạnh sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và vóc dáng. Lúc này nhảy dây được xem như phương pháp giảm mỡ thừa hiệu quả, đem đến cho bạn vóc dáng hoàn hảo, tăng cường sức khỏe.

Nhảy dây đúng cách là như thế nào?

Kỹ thuật nhảy dây “truyền thống”

– Chọn dây phù hợp: Bạn nên tìm một sợi dây khi gập lại đảm bảo độ dài bằng vai. Độ dài này của dây sẽ giúp bạn thoải mái trong quá trình nhảy Đồng thời nên chọn loại có tay cầm để dễ dàng cầm nắm và không quá nhẹ hoặc quá nặng.

– Vào tư thế: Giữ cán cầm sợi dây trong mỗi bên tay của bạn. Mở rộng cánh tay và đặt dây chếch cơ thể một góc 45 độ. Điều này giúp tạo ra vòng cung lớn cũng như khoảng không phù hợp để bạn nhảy qua.

– Vòng dây ra sau lưng sao cho phần giữa sợi dây chạm vào gót chân của bạn.

– Dùng tay và cổ tay để vung dây qua đầu: Không nên di chuyển cánh tay của bạn, thay vào đó cố gắng thực hiện chuyển động ở cổ tay.

– Khi sợi dây vung tới phía trước chân, hãy nhảy qua nó bằng cách kiễng lên và để nửa trước bàn chân (các ngón chân) tiếp đất. Cố gắng giữ thẳng chân trong suốt quá trình thực hiện bài tập. Khuỵu gối sẽ khiến việc nhảy dây khó khăn hơn rất nhiều.

Nhảy dây đúng cách không làm to chân

Nhảy dây đúng cách không làm to chân

Lưu ý: Chọn tốc độ phù hợp với bạn. Nếu là người mới bắt đầu, bạn nên di chuyển dây một cách từ từ để có đủ thời gian thực hiện bước nhảy nhỏ giữa mỗi lần nhảy qua dây. Giữ tư thế thẳng lưng và nhìn về phía trước khi nhảy đúng nhịp điệu. Nếu cúi xuống quan sát đôi chân khi nhảy, bạn có thể bị mất thăng bằng.

– Nếu kỹ năng tăng lên, bạn có thể nhảy nhanh hơn và bỏ qua bước nhảy nhỏ.

Khi kỹ năng đạt trình độ điêu luyện, bạn có thể đếm xem mình nhảy được bao nhiêu lần trong mỗi hiệp.

Một số cách nhảy dây “biến tấu”

– Đảo ngược sợi dây: Khi bạn đã thuần thục cách nhảy truyền thống, hãy tạo ra trải nghiệm mới mẻ hơn bằng cách tiến giật lùi về sau. Vẫn đặt sợi dây phía trước bàn chân của bạn, nhưng thay vì vung qua đầu về trước mặt, hãy vòng ra phía sau. Đồng thời kiễng chân lên và nhảy trước khi dây chạm vào gót chân bạn.

– Thực hiện thủ thuật “đan chéo”. Tất cả những gì bạn phải làm là đặt hai tay chéo nhau và…nhảy thôi nào!. Phương pháp này cần phải luyện tập để chọn đúng thời điểm dây chạm đất và nhảy qua. Nhưng khi đã quen với nhịp điệu, bạn có thể thực hiện xen kẽ giữa việc nhảy qua dây hoặc không.

Nhảy đan chéo dây

Nhảy đan chéo dây

– Nhảy cùng bạn bè:

Chọn một sợi dây dài hơn khi nhảy 1 mình: Sợi dây này phải đủ dài để dễ dàng vòng qua đầu người nhảy trong khi hai người quay đứng cách nhau một khoảng thoải mái.

Nhảy sau khi đứng giữa vòng quay: Bạn có thể quay người về bên phải hoặc bên trái đều được. Hai người cầm hai đầu dụng cụ vung tay sao cho sợi dây qua đầu bạn và nhảy khi nó đến phía bên kia của bạn. Hãy làm quen với nhịp điệu của hình thức nhảy này trước khi bắt đầu.

Những lợi ích của bài tập nhảy dây

– Tăng sự linh hoạt, khả năng kết hợp giữa các bộ phận cơ thể

Nhảy dây đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bộ phận cơ thể. Nhưng cho dù bạn có tập trung hay không, bộ não vẫn nhận biết được chân bạn đang làm gì và kiểm soát tốt. Do vậy đây cũng là hình thức luyện tập đôi chân của bạn để dễ dàng thực hiện các bài tập khác. Không những thế, bạn còn tăng khả năng giữ thăng bằng. Khi tần suất thực hiện các bài nhảy dây “biến tấu’ tăng sẽ phát huy tác dụng này.

– Đốt cháy calo, tăng cường hiệu quả giảm béo

Động tác bật nhảy lên xuống qua dây tác động lên hầu hết các nhóm cơ trong cơ thể như cơ chân, đùi, hông, mông…. Từ đó giúp bạn tiêu hao lượng calo “kha khá”. Cụ thể, này có thể đốt cháy năng lượng trực tiếp lên tới 1.300 calorie trong một giờ vận động mạnh. Tính trung bình mỗi lần nhảy giúp tiêu thụ 0,1 calorie. Nhảy dây trong vòng 10 phút tương đương với chạy một dặm trong vòng 8 phút. Đây là con số lý tưởng giúp giảm cân nhanh chóng.

– Hạn chế chấn thương bàn chân và mắt cá

Nhảy dây mang lại nhiều lợi ích cho những người có thói quen chơi các môn thể thao khác. Nhiều vận động viên bóng rổ, quần vợt, bóng đá … thường bị chấn thương ở chân và mắt cá chân khi vận động, khiến họ phải dừng lại nhanh và đổi tư thế. Điều này rất phổ biến trong môn quần vợt và bóng rổ. Nhảy dây không chỉ cải thiện khả năng phối hợp các bộ phận mà còn tăng sức mạnh các cơ xung quanh khớp, mắt cá chân và mu bàn chân của bạn,từ đó giảm nguy cơ chấn thương.

– Cải thiện sức khỏe tim mạch

Trong 12 -20 phút nhảy dây mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần giúp bạn có trái tim khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh liên quan như đau tim, đột quỵ…Cụ thể, để thực hiện chuyển động nhún và bật lên trong mỗi lần nhảy, hầu như phải vận động tất cả các bộ phận trong cơ thể. Từ đó giúp tim đập nhanh hơn, tăng cường bơm oxy đến các bộ phận khác. Đó là lý do nhảy dây thuộc nhóm các bài tập cardio tương tự như đạp xe, chạy bộ.

Nhảy dây tốt cho tim mạch

Nhảy dây tốt cho tim mạch

– Tăng mật độ xương

Các chuyên gia đánh giá công dụng cải thiện mật độ xương thông qua việc nhảy dây. Thậm chí bài tập này còn được đánh giá cao hơn chạy bộ. Theo năm tháng, tuổi tác sẽ khiến mật độ xương suy giảm. Do đó cần tìm cách cải thiện vấn đề này khi có thể cho dù bạn đang trong độ tuổi nào. Tốt hơn hết, hãy kết hợp nhảy dây với chế độ dinh dưỡng giàu canxi.

– Thở hiệu quả hơn

Ngoài việc cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng sức bền, nhảy dây còn cải thiện hơi thở hiệu quả. Điều này rất có lợi khi thực hiện các hoạt động cần duy trì sức bền để không bị hụt hơi như chạy lên /xuống cầu thang, bơi lội.

– Tâm trạng vui vẻ, yêu đời hơn

Ngoài việc thực hiện động tác nhảy dây truyền thống đơn điệu có thể kết hợp nhiều hình thức khác nhau như nhảy đôi, nhảy chéo, nhảy tập thể… giúp bạn thêm gắn kết với bạn bè, trở nên vui vẻ hơn. Nếu cảm thấy nhàm chán với việc nhảy dây một mình, bạn có thể tổ chức những cuộc cạnh tranh nho nhỏ cùng người thân, bạn bè để trau dồi, học hỏi kỹ năng từ đó tăng khả năng nhảy dây của mình. Những buổi tập luyện vui vẻ sẽ là động lực giúp bạn chăm chỉ, cố gắng hơn và mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe của bạn.

Mong rằng những thông tin trên đây của Thể Thao AZ sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi nhảy dây có bị to chân không. Đừng quên thực hiện bài tập này đúng cách, thường xuyên mỗi ngày để cải thiện sức khỏe và vóc dáng nhé! Chúc các bạn thành công.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM